Bố mẹ đôi khi cũng bất đồng và tranh cãi, điều ấy hoàn toàn bình thường thôi. Có nhiều nguyên nhân khiến bố mẹ bất đồng như tiền bạc, công việc vặt trong nhà, hoặc cách dùng thì giờ như thế nào. Bố mẹ có thể không đồng nhất nhau nhiều chuyện lớn – chẳng hạn như những quyết định quan trọng đối với gia đình. Hoặc thậm chí là những chuyện vặt vãnh, nhỏ nhặt, không quan trọng thì bố mẹ cũng cãi vã nhau – như bữa tối ăn
gì hoặc mấy giờ thì về nhà.
Bố mẹ đôi khi cũng có thể bất đồng và vẫn cố nói chuyện với nhau một cách bình tĩnh, cả hai người vẫn còn được nói và được nghe. Nhưng cũng lắm lần khi bố mẹ không đồng quan điểm thì họ cãi nhau. Cuộc cãi vã ấy là cuộc đấu khẩu bằng lời.
Hầu hết trẻ con đều cảm thấy bất an khi chứng kiến bố mẹ cãi nhau. Sự to tiếng, thái độ cộc cằn, lời nói giận dữ có thể khiến cho trẻ sợ hãi, buồn bã, hoặc khó chịu. Thậm chí là những cuộc cãi vã ngầm – như khi bố mẹ cư xử nóng giận và không nói với nhau một lời nào – thì cũng có thể làm cho trẻ cảm thấy cáu tiết và khó chịu.
Nếu cuộc đấu khẩu của bố mẹ có dính dáng đến trẻ thì chúng có thể nghĩ là do mình mà bố mẹ mới cãi vã và lục đục với nhau. Nếu trẻ nghĩ đó là lỗi của mình thì chúng cũng có thể cảm thấy tội lỗi hoặc thậm chí còn khó chịu hơn. Nhưng hành vi của bố mẹ thì chưa bao giờ là lỗi của con cả.
Khi bố mẹ cãi vã nhau, có nghĩa là gì?
Trẻ con thường lo lắng và bất an không biết bố mẹ mình cãi vã nhau là có ý gì. Chúng cũng có thể vội kết luận và nghĩ là bố mẹ không còn thương yêu nhau nữa. Trẻ có thể nghĩ là bố mẹ cãi nhau đồng nhất với việc là bố mẹ sẽ ly hôn.
Nhưng bố mẹ cãi cọ nhau thường không có nghĩa là không còn thương yêu nhau nữa hoặc bố mẹ sắp ly hôn. Hầu như bất cứ khi nào bố mẹ gây gổ là chỉ để “xả hơi”, để giảm áp lực khi gặp phải một ngày xui xẻo hoặc căng thẳng vì điều gì đó. Phần đông người ta đôi khi cũng mất bình tĩnh vì chuyện này chuyện khác.
Cũng giống như trẻ con, khi bố mẹ cảm thấy khó chịu thì họ cũng có thể khóc lóc, la lối, hoặc nói ra điều mà thực sự là không có ý như vậy. Đôi khi cuộc cãi vã có thể là không có gì hết mà chỉ là một người trong bố mẹ hoặc cả hai nổi nóng thôi. Giống như trẻ con, bố mẹ cũng có thể cãi vã nhiều hơn khi cảm thấy không khoẻ khoắn, thoải mái hoặc chịu nhiều áp lực từ công việc hoặc nhiều mối bận tâm khác.
Trẻ con cảm thấy như thế nào khi bố mẹ cãi vã nhau?
Trẻ con thường cảm thấy khó chịu khi chứng kiến hoặc nghe bố mẹ cãi cọ nhau. Nghe tiếng gào thét và những lời lẽ chẳng tốt đẹp, tử tế gì thì quả là điều không dễ dàng. Việc tận mắt thấy bố mẹ cáu ó, cãi vã và mất bình tĩnh có thể khiến cho trẻ cảm thấy sợ hãi và không được bảo vệ nữa.
Trẻ có thể bất an, lo lắng về bố hoặc mẹ khi họ cãi nhau. Chúng sợ rằng một trong bố mẹ có thể cảm thấy hết sức đau khổ, buồn bã hoặc tổn thương vì bị người kia la hét. Chúng cũng sợ bố hoặc mẹ có thể nóng giận và mất bình tĩnh và còn nổi nóng với chúng nữa, hoặc một người nào đó có thể bị tổn thương.
Đôi khi bố mẹ cãi nhau cũng làm cho trẻ khóc hoặc bị đau dạ dày. Tâm trạng phiền muộn, lo âu bố mẹ cãi cọ thậm chí có thể làm trẻ khó ngủ hoặc khó đi học được.
Làm gì khi bố mẹ cãi nhau
Điều quan trọng nên nhớ là bố mẹ cãi cọ hoặc lục đục với nhau không phải trẻ con. Vì vậy tốt hơn hết là nên tránh xa và đi chỗ khác trong nhà để khỏi nghe hoặc thấy bố mẹ cãi vã hoặc lục đục như thế. Hãy vào phòng, đóng kín cửa lại, tìm thứ gì để làm cho đến khi bố mẹ cãi nhau xong. Trẻ con không có nhiệm vụ làm trọng tài đâu.
Khi chuyện cãi cọ của bố mẹ đi quá xa
Khi bố mẹ cãi vã, có thể có rất nhiều lời chói tai, chẳng mấy tử tế, tốt đẹp gì và cũng có thể la hét, gào thét, mạt sát, chửi rủa nhau. Mặc dù nhiều bố mẹ có thể nặng lời với nhau đấy, nhưng không bao giờ được đối xử với người thân trong gia đình mình với thái độ vô lễ, nói năng không đàng hoàng, hoặc la mắng và gào thét với họ.
Đôi khi chuyện cãi vã của bố mẹ cũng có thể đi quá xa, như xô xát và ẩu đả, ném chọi nhiều thứ, hay cả đánh nhau nữa. Những điều này không chấp nhận được. Khi cuộc cãi cọ đến hồi “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” như thế này thì bố mẹ nên biết cách kiềm nén cơn nóng giận của mình lại. Một người lớn nào đó nên giúp bố mẹ thực hiện điều này.
Trẻ sống trong những gia đình có chuyện cãi cọ, xô xát như vậy có thể nói cho người khác biết. Việc thông báo cho họ hàng, giáo viên, nhân viên tư vấn nhà trường, hoặc bất kỳ một người lớn tuổi nào đó mà bạn tin tưởng về chuyện cãi cọ của bố mẹ có thể cũng rất quan trọng đấy.
Nếu có ai đó bị tổn thương
Đôi khi bố mẹ cãi cọ nhau có thể trở nên mất bình tĩnh làm tổn thương đến nhau và đôi khi còn làm tổn thương cho con trẻ nữa. Nếu có, thì trẻ có thể cho người lớn biết để gia đình có thể được giúp đỡ và ngăn tình trạng mâu thuẫn, lục đục làm tổn thương nhiều người.
Nếu chuyện cãi vã cứ thường xuyên xảy ra trong gia đình, và nhiều người bị tổn thương do mâu thuẫn đó, hoặc người thân trong gia đình đã quá mệt mỏi bởi quá nhiều chuyện cãi cọ thì cũng có cách giải quyết đấy. Các nhà tư vấn gia đình, các nhà trị liệu sẽ biết cách giúp gia đình giải quyết những khúc mắc và khó khăn đó, bao gồm chuyện tranh cãi, bất đồng.
Họ cũng có thể hướng dẫn cho các thành viên trong gia đình luôn biết cách lắng nghe và tâm sự về tình cảm, cảm xúc của mình mà không phải la hét hay gào thét gì. Dẫu rằng việc làm này có thể mất nhiều công sức, thời gian, và nỗ lực duy trì, nhưng người ta có thể sẽ luôn biết cách hoà thuận với nhau hơn.
Bố mẹ đôi khi cũng cãi cọ với nhau, chuyện đó có bình thường không?
Chuyện tranh cãi đôi khi cũng có thể lành mạnh trong trường hợp giúp cho người ta giải toả cảm xúc một cách cởi mở thay vì phải đè nén, giữ chặt trong lòng. Điều quan trọng là người thân trong gia đình có thể giải bày được, nói ra được cảm xúc và suy nghĩ của mình, thậm chí khi họ không đồng quan điểm nào đó. Một niềm vui là sau khi tranh cãi với nhau xong, thường thì người ta cảm thấy hiểu nhau hơn và gần gũi, thân thiện với nhau hơn.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho bố mẹ lục đục, bất hoà. Có thể là do bố mẹ gặp phải một ngày làm việc tồi tệ, hoặc cảm thấy không khỏe trong người, hoặc thực sự rất mệt mỏi. Cũng giống như trẻ con, khi bố mẹ không cảm thấy thoải mái, họ có thể bực dọc, khó chịu và có thể dễ dàng cãi vã với nhau. Hầu như lúc nào cũng vậy, chuyện bất đồng của bố mẹ sẽ qua nhanh thôi, bố mẹ xin lỗi, làm lành với nhau và ai cũng lại thấy thoải mái hơn.
Gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc
Không có một gia đình nào là hoàn hảo cả. Thậm chí là gia đình sung sướng, hạnh phúc nhất thì đôi khi cũng có nhiều vấn đề nảy sinh và thỉnh thoảng người ta cũng tranh cãi và bất hoà. Người thân trong gia đình thường nói ra điều làm họ phiền toái một cách cởi mở. Ai cũng thấy thoải mái hơn và cuộc sống có thể trở lại bình thường.
Là thành viên trong gia đình có nghĩa là ai cũng sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ cho nhau và cố xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhau. Chuyện tranh cãi, bất đồng đôi khi cũng xảy ra và điều đó hoàn toàn bình thường, nhưng với tình yêu, sự thông cảm, và công sức dành cho nhau thì gia đình có thể giải quyết và dàn xếp ổn thoả hầu hết bất kỳ vấn đề nào xảy ra.
# English:
It's normal for parents to disagree and argue from time to time. Parents might disagree about money, home chores, or how to spend time. They might disagree about big things — like important decisions they need to make for the family. They might even disagree about little things that don't seem important at all — like what's for dinner or what time someone gets home.
Sometimes parents can disagree with each other and still manage to talk about it in a calm way, where both people get a chance to listen and to talk. But many times when parents disagree, they argue. An argument is a fight using words.
Most kids worry when their parents argue. Loud voices and angry words parents might use can make kids feel scared, sad, or upset. Even arguments that use silence — like when parents act angry and don't talk to each other at all — can be upsetting for kids.
If the argument has anything to do with the kids, kids might think they have caused their parents to argue and fight. If kids think it's their fault, they might feel guilty or even more upset. But parents' behavior is never the fault of kids.
What does it mean when parents fight?
Kids often worry about what it means when parents fight. They might jump to conclusions and think arguments mean their parents don't love each other anymore. They might think it means their parents will get a divorce.
But parents' arguments usually don't mean that they don't love each other or that they're getting a divorce. Most of the time the arguments are just a way to let off steam when parents have a bad day or feel stressed out over other things. Most people lose their cool now and then.
Just like kids, when parents get upset they might cry, yell, or say things they don't really mean. Sometimes an argument might not mean anything except that one parent or both just lost their temper. Just like kids, parents might argue more if they're not feeling their best or are under a lot of stress from a job or other worries.
How do kids feel when their parents fight?
Kids usually feel upset when they see or hear parents arguing. It's hard to hear the yelling and the unkind words. Seeing parents upset and out of control can make kids feel unprotected and scared.
Kids might worry about one parent or the other during an argument. They might worry that one parent may feel especially sad or hurt because of being yelled at by the other parent. They might worry that one parent seems angry enough to lose control. They might worry that their parent might be angry with them, too, or that someone might get hurt.
Sometimes parents' arguments make kids cry or give them a stomachache. Worry from arguments can even make it hard for a kid to go to sleep or go to school.
What to do when parents fight
It's important to remember that the parents are arguing or fighting, not the kids. So the best thing to do is to stay out of the argument and go somewhere else in the house to get away from the fighting or arguing. So go to your room, close the door, find something else to do until it is over. It's not the kid's job to be a referee.
When parents' fighting goes too far
When parents argue, there can be too much yelling and screaming, name calling, and too many unkind things said. Even though many parents may do this, it's never OK to treat people in your family with disrespect, use unkind words, or yell and scream at them.
Sometimes parents' fighting may go too far, and include pushing and shoving, throwing things, or hitting. These things are never OK. When parents' fights get physical in these ways, the parents need to learn to get their anger under control. They might need the help of another adult to do this.
Kids who live in families where the fighting goes too far can let someone know what's going on. Talking to other relatives, a teacher, a school counselor, or any adult you trust about the fighting can be important.
If someone gets hurt
Sometimes parents who fight can get so out of control that they hurt each other, and sometimes kids can get hurt, too. If this happens, kids can let an adult know, so that the family can be helped and protected from fighting in a way that hurts people.
If fighting is out of control in a family, if people are getting hurt from fighting, or if people in the family are tired of too much fighting, there is help. Family counselors and therapists know how to help families work on problems, including fighting.
They can help by teaching family members to listen to each other and talk about feelings without yelling and screaming. Though it may take some work, time, and practice, people in families can always learn to get along better.
Is it ok for parents to argue sometimes?
Having arguments once in a while can be healthy if it helps people get feelings out in the open instead of bottling them up inside. It's important for people in a family to be able to tell each other how they feel and what they think, even when they disagree. The good news about disagreeing is that afterward people usually understand each other better and feel closer.
Parents fight for different reasons. Maybe they had a bad day at work, or they're not feeling well, or they're really tired. Just like kids, when parents aren't feeling their best, they can get upset and might be more likely to argue. Most of the time, arguments are over quickly, parents apologize and make up, and everyone feels better again.
Happy, healthy families
No family is perfect. Even in the happiest home, problems pop up and people argue from time to time. Usually, the family members talk about what's bothering them out in the open way. Everyone feels better, and life can get back to normal.
Being part of a family means everyone pitches in and tries to make life better for each other. Arguments happen and that's OK, but with love, understanding, and some work, families can solve almost any problem.
Source: http://oes.edu.vn/